Giacongweb.com
NUÔI YẾN LỢI HOA - GIẢI PHÁP THÀNH CÔNG
HOTLINE: 0902 373 525 (Mr. Lợi)
Tin mới nhất
truyen-thuyet-chim-yen
Cũng giống như nghệ thuật gấp giấy Origami nổi tiếng, ẩm thực Nhật Bản luôn khiến ta mê mẩ...
nuoi-chim-yen
Chim Yến (Yến hàng) là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều ...
yen-sao-khong-phai-van-may
Tổ yến đã và đang trở thành một nhu cầu rất Hot trên thế giới. Nó đã c...

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình để giao tiếp. Âm thanh mà chúng phát ra (tiếng kêu) rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Tất nhiên âm thanh nào chúng ta nghe được cũng như chim nghe được thì không thể gọi là siêu âm, vì siêu âm ngoài ngưỡng tai người nghe được.

- Để có một nhà yến thành công thì đó là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố như: thiết kế, bố trí cửa chim, cách bố trí âm thanh và cách dùng âm, tạo ẩm, thông thoáng, tạo mùi...nhưng Âm thanh là một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên để có một ngôi nhà yến thành công

- Mỗi loài vât đều có “ngôn ngữ ” riêng để giao tiếp với nhau. Chim yến cũng vậy, tiếng kêu của chúng được chia ra nhiều loại: tiếng chim mẹ, tiếng chim con, chim trống, chim mái, tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh, cảnh báo nguy hiểm… Chim yến trưởng thành phát ra khoảng hơn 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác nhau và việc phân biệt được âm thanh của chim yến là nhờ vào phân tích âm phổ của âm thanh thu được. Tần số âm thanh mà loài yến phát ra rơi vào khoảng 1 – 16 KHz, tập trung nhất ở khoảng 2 – 5 KHz, hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được. Vậy gọi chim bằng loa siêu âm là hư cấu, là quảng cáo sai sự thật, có chăng đó là mơ ước của người nuôi không muốn gây tiếng ồn phiền những người xung quanh.

Ngày nay, trong quá trình dẫn dụ chim yến về nuôi, con người cũng dùng những âm thanh đặc trưng này để điều khiển chúng. Hệ thống âm thanh được lắp đặt hiện đại, gồm loa phóng, loa lục giác, loa dẫn,… (số lượng loa phụ thuộc vào thiết kế và diện tích nhà nuôi chim yến) với sự trợ giúp của máy móc ngày càng hiện đại giúp chúng ta ngày càng có những âm thanh trung thực hơn. Càng hiểu rõ về âm thanh của chim giúp chúng ta cải thiện khả năng dẫn dụ chúng cũng như phương án sử dụng âm hiệu quả

Để dể hiểu và hình dung về âm thanh của chim Yến chúng ta hãy ví dụ những loài gần gũi với chúng ta như tiếng những loài chim kiểng hay loài gà: âm chim non đòi ăn, âm gà con lạc mẹ, gà mẹ túc con, gà trống gáy, gù mái...vv….thì chim yến cũng vậy. Chim non chỉ có một loại âm thanh duy nhất là âm thanh đòi thức ăn từ chim bố mẹ. Còn chim bố mẹ cũng có những âm thanh của riêng mình chia làm 2 lọai cơ bản là âm chim trống và âm chim mái

Khi chim bố mẹ đi kiếm ăn về, vừa đặt chân lên tổ thì chim con sẽ phát ra tiếng kiêu liên tục đồng thời há miệng to để chim bố mẹ mớm mồi như những loài chim khác. Tiếng kêu kết thúc là lúc chúng đã ăn no. Các chim yến con khác nhau nhưng cùng chỉ phát ra một phổ âm thanh giống nhau.

- Chim yến đi kiếm ăn theo tiếng gọi của bầy đàn. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy vào mỗi sáng sớm khi một con chim rời khỏi tổ, nó bay lượn xung quanh gian nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác cũng bắt đầu rời tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và phát ra những âm thanh ríu rít gọi bầy. Chúng lượn khoảng 4 – 5 vòng thì cùng nhau rời khỏi nhà bay đi kiếm ăn. Khi chim yến đi kiếm ăn về cũng tương tự. Chúng bay lượn vòng quanh cửa ra vào của nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu âm ĩ, kêu gọi bầy đàn cùng vào tổ.

Âm thanh gọi nhau vào nhà lúc chiều tối và âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng của chim yến có tần số đều nằm trong khoảng từ 2-10 kHz, âm thanh thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài trung bình 1,8 giây, âm sắc cũng rất phong phú và đa dạng.

- Vào mùa sinh sản, chim mái gọi bạn tình bằng những âm thanh nhanh, ngắt quãng từng nhịp và được kéo dài khiến cho bạn tình khó có thể cưỡng lại được- âm thanh đó là âm thanh gọi bạn tình hay còn gọi là âm black cloud.

- Theo một số thí nghiệm, người ta dùng file ghi những âm thanh thì chúng liên tục tìm đến những loa dẫn và đập cánh vào đó (giống như hành động giao phối thường thấy). Tương tự như âm ngoài trời khi bạn mở một âm mà chim chơi nhẹ nhàng và cứ muốn đu bám vào loa, còn những chú chim xung quanh thì rượt nhau chơi đùa ríu rít thì bạn đang có 1 âm thanh hay. Bạn cứ hình dung âm đó là của chú gà trống đang túc mồi dụ chim mái, hay chim gà mái vào mùa sinh sản thì lại phát ra những âm riêng khi tìm tổ hay sau khi sinh

- Chim yến là loài ưa tối, chúng định vị bằng âm thanh dội để tránh vật cản và xác định vị trí ở của nó. Âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch, cạch”, phát ra liên tục. Nó có tần số, biên độ và cao độ khác nhau phụ thuộc vào mỗi cá thể chim yến vì mỗi cá thể chim yến phát ra âm thanh có tần số riêng biệt. Loại âm này có dải tần sô phổ biến nằm trong khoảng từ 2khz – 8khz. Khi âm phát ra gặp vật cản nó sẽ dội lại để chim nghe và thấy được vật cản trước mắt và bay tránh ra xa.

- Khi về nhà chim yến sẽ phát ra âm thanh tìm tổ. Cấu trúc mỗi tổ là duy nhất, do vậy tất nhiên sẽ cho ra âm phản hồi đặc trưng cho nó mà chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết được. Đây là lý do vì sao chim yến sẽ dễ dàng nhận ra tổ của mình ở chỗ nào mà không bao giờ lầm lẫn với tổ của chim khác. và mỗi chim sẽ có ngưỡng âm riêng mà không con nào nhầm lẫn với con nào. Ví như giọng nói của con người chúng ta mỗi người mỗi âm giọng khác nhau và không nhầm lẫn vào đâu được.

Tóm lại, “ngôn ngữ” của chim yến vô cùng đa dạng và phong phú nhưng tất cả đầu trong ngưỡng tai người chúng ta nghe được thì không thể gọi là siêu âm. Nuôi chim yến bằng loa siêu âm, không gây tiếng ồn là những suy nghĩ và phát ngôn hư cấu thiếu hiểu biết. 

Thử ví dụ tôi gọi bạn bằng bằng loa siêu âm, mà đã là siêu âm thì ngoài ngưỡng tai bạn nghe được thì tất nhiên bạn sẽ không nghe thấy tôi gọi thì sao bạn có thể trả lời.

Ở loài Yến cũng vậy, âm gọi đàn, gọi vùng thức ăn, gọi bạn tình, âm chim non, âm chim trống, âm chim mái...và chúng ta đều có thể nghe được những âm thanh đó

- Để nuôi chim yến thành công, các bạn phải nắm rõ từng loại âm thanh, cách sử dụng chúng như thế nào, sử dụng lúc nào cho đúng là yếu tổ hết sức quan trọng.

- Hi vọng với công nghệ ngày càng phát triển sẽ giúp chúng ta am hiểu hơn về âm thanh, tập tính... của loài chim quý có quan hệ cộng sinh với con người. Chúng ta tạo môi trường an toàn cho chúng trú ẩn sinh sản và bảo vệ chúng, và như quy luật chúng ta nhận lại là phế phẩm vô giá của chúng là "Tổ" sau khi chim non đã rời tổ.

Địa chỉ 1: Số 129 Đường 5- Phường Linh Xuân - Quận Thủ Đức - TPHCM

Địa chỉ 2:117,Lê Văn Tách, Phường An Bình Dĩ An Bình Dương


Hotline:  0902373525 - Mr. Lợi

Email:yensaoloihoa@gmail.com


-----------------------------------------------------------------------------------

images-22
263 views
Ngày đăng: 22/03/2022 12:34:00
Đánh giá chất lượng sản phẩm
Kết quả: 0/5 - (0 vote)
Họ và Tên (*): - Email (*):
210   
COMMENTS (0)
No Comment
CẨM NANG NUÔI YẾN
«   12  »
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TỪ CHÚNG TÔI

© Copyright 2022 YẾN SÀO LỢI HOA - Giải pháp thành công
Hotline
0902373525
Hotline